Đạo đức người ăn cơm

Chủ nhật - 08/12/2019 04:54

Đạo đức người ăn cơm

Một chiến sĩ bảo vệ Bác - sau này được phong quân hàm cấp tướng - có lần nói rằng: "Bác thường dạy quân dân ta "cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư" Bác dạy phải làm gương trước. Bác dạy phải nêu cao đạo đức cách mạng. Có cán bộ nghĩ rằng "đạo đức" cách mạng là để áp dụng trong công tác thôi. Bản thân tôi, được gần Bác thấy ngay trong khi ăn cơm. Bác cũng đã dạy cho chúng tôi thế nào là "đạo đức".
 
   
   
 
Thứ nhất, Bác không bao giờ đòi hỏi là Chủ tịch nước phải được ăn thứ này, thứ kia. Kháng chiến gian khổ đã đành là Bác sống như một người bình thường, khi hoà bình lập lại có điều kiện Bác cũng không muốn coi mình là vua có gì ngon, lạ là cống, hiến.

    Thứ hai, món ăn của Bác rất giản dị, toàn các món dân tộc, tương cà, cá kho....thường là chỉ 3 món trong đó có bát canh, khá hơn là 4,5 món thôi...

    Thứ ba, Bác thường bảo chúng tôi, ăn món gì cho hết món ấy, không đụng đĩa vào các món khác. Gắp thức ăn phải cho có ý. Cắt miếng bơ cũng phải cho vuông vức.
    Thứ tư, có món gì ngon không bao giờ Bác ăn một mình, Bác sẻ cho người này, người kia rồi sau cùng mới đến phần mình, thường là phần ít nhất. Ăn xong thu xếp bát đũa gọn gàng, để đỡ vất vả cho người phục vụ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí bảo vệ
    Thứ năm, tôi có cảm giác là đôi khi ăn cơm có những giây phút Bác cầm đôi đũa, nâng bát cơm. Bác như tư lự về điều gì đó. Tưởng như Bác nghĩ đến đồng bào, cụ già, em bé đói rách ở đâu đâu. Tưởng như Bác nhớ lại những ngày lao động ở xứ người kiếm từng mẩu bánh để ăn, để uống, để làm cách mạng.... Hay là Bác lại nghĩ đến những lần tù đày không có gì ăn. Thật khó hiểu mà càng khó hiểu, tôi lại càng thương Bác quá, thương quá. Bây giờ vào những bữa tiệc cao lương, mỹ vị, rượu bia thức ăn bày la liệt, quái lạ tôi lại nhớ đến Bác rồi... có ăn cũng chẳng thấy ngon như khi xưa ngồi vào mâm cơm đạm bạc với Bác
(Trích trong cuốn: Tấm lòng của Bác)
(theo “117 CHUYỆN KỂ VỀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH”
– Ban Tuyên giáo Trung ương)
 
 


Kỷ luật phải nghiêm với bất kỳ ai

          Gặp cán bộ ngoại giao Bác thường dặn: “ Các cô các chú phải luôn rèn luyện phẩm chất chính trị, giữ gìn tư cách, phẩm chất của người làm công tác đối ngoại”. Bác đặc biệt quan tâm đến vấn đề nhân sự, nhất là việc bổ nhiệm các đại sứ. Chúng tôi nhớ về một việc đã làm Bác không vui. Một đồng chí vụ trưởng, cán bộ lâu năm, đã được quyết định giữ chức đại sứ tại một nước ở Đông Âu. Trước ngày lên đường đi trình Quốc thư, Bác nhận được báo cáo về việc đồng chí đó đã tổ chức một bữa tiệc “khao” linh đình. Sau khi xác minh sự việc đó là đúng, Bác xót xa và rất buồn khi dân và nước đang khổ, thì đồng chí này đã lãng phí như vậy. Vì vậy, Bác quyết định đình chỉ công tác đại sứ của đồng chí này. Bác phê bình, kiểm điểm để làm gương cho mọi người. Trog việc này, Bác tỏ ý không vui, Bác nói: “Kỷ luật phải nghiêm với bất kỳ ai!”.
Theo Những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh – NXB CTQG
 
 

Tác giả: Sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Copyright © Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ. All rights reserved. 
ĐC: 188/35A Nguyễn Văn Cừ - Q.Ninh Kiều - Tp Cần Thơ. Điện thoại: 0292 3899.027
Chịu trách nhiệm: T.S Trần Văn Nam - Phụ trách kỹ thuật: Nguyễn Minh Hoàn
Phụ trách nội dung: Lưu Ngọc Hiền - Phụ trách đồ họa: Bùi Thị Thanh Tâm - Logo: Đông Phương
Phụ trách hình ảnh: Trần Đức Thông - Và toàn thể cán bộ, giáo viên Trường
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi