Beethoven Symphony No.5, Op.67

Huỳnh Thượng Đỉnh

7 năm trước

1365 lượt xem
 Thêm vào Playlist  Báo cáo

Chọn nội dung báo cáo

Không phát được
Nội dung không phù hợp
Nội dung vi phạm bản quyền
Lý do khác ( Kiểm duyệt lại Video)
Gửi báo cáo

* Bản giao hưởng số 5:

Beethoven sáng tác bản Giao hưởng số 5 vào năm 1808 khi ông 37 tuổi khi cuộc sống riêng tư bị rắc rối bởi chứng điếc ngày càng tăng. Bản giao hưởng số 5 mang âm hưởng chủ đạo là ngợi ca tình yêu cuộc sống, cuộc chiến của con người chống lại định mệnh đang gõ cửa. Bản giao hưởng gồm bốn chương (chương 1: Allegro, chương 2: Andante, chương 3: Scherzo. Allegro và chương 4: Allegro), trong đó chương 1 được xem là hay nhất và quen thuộc nhất. Toàn bộ bản giao hưởng sẽ đưa chúng ta qua 4 giai đoạn: sợ hãi, tuyệt vọng, sau cùng, thắng lợi, ngợi ca tình yêu cuộc sống.
I. Allegro con brio
II. Andante con moto
III. Scherzo: Allegro
IV. Allegro
 

* Tiểu sử của Beethoven (theo wikipedia): Ludwig van Beethoven (17/12/1770 – 26/3/1827) là một nhà soạn cổ điển người Đức. Ông có thể được coi là người dọn đường cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn, được khắp nơi công nhận là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại và ảnh hưởng tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sĩ, và khán giả về sau.

Beethoven sinh ra trong một gia đình nhạc sĩ. Cha của ông vốn rất ngưỡng mộ Mozart (người chỉ mới 6 tuổi đã là một nhà soạn nhạc). Thấy Beethoven còn nhỏ thích bấm lên phím piano của ông nội để lại, cha ông muốn ông trở thành một thiên tài âm nhạc như Mozart để gia đình sung sướng và danh giá nên ông được tập đàn clavio lúc ba tuổi, tiếp đó là những bài luyện đàn violon, piano, organ… Tuy nhiên, kỷ luật nghiêm ngặt của ông bố lại làm ngăn trở sự phát triển của cậu con trai. Ông bị cha mình bắt đánh đàn suốt ngày đến nỗi ngón tay bị tê dại, sưng lên. Cha ông cũng không bằng lòng và thường xuyên mắng chửi ông, có khi còn đánh đập tàn nhẫn. Cha ông thường dựng Beethoven dậy vào lúc nửa đêm để tập chơi dương cầm. Vì thế, Beethoven thường rất mệt mỏi và không tập trung được khi đến trường. Khi Beethoven được 11 tuổi, theo quyết định của cha, Beethoven phải nghỉ học để tập trung vào âm nhạc.

Cuộc sống của Beethoven cũng có rất nhiều khó khăn. Cha ông là một người nghiện rượu và thô lỗ, mẹ ông lại hay đau ốm. Vào khoảng 5 tuổi ông bị chứng viêm tai giữa nhưng bố mẹ ông không biết. Vì thế, ông đã không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách. Có lẽ đây là nguyên nhân làm ông bị điếc về sau này.

Trong cuộc đời của mình, Beethoven đã phải chịu đựng sự hành hạ đau đớn về mặt thể xác. Vào khoảng 30 tuổi, Beethoven bắt đầu biểu lộ những triệu chứng đầu tiên của bệnh xơ hóa thính giác và triệu chứng này ngày càng tồi tệ hơn, không có cách gì cứu vãn. Đến 1818, Beethoben điếc hẳn cả hai tai.

Vào lúc 6 giờ tối ngày 20/3/1827, nhạc sĩ danh tiếng nhất thế kỉ 19 trút hơi thở cuối cùng. Đám tang của ông có hàng ngàn người đưa tiễn và ngày sau đó toàn bộ tài sản Beethoven để lại, kể cả bản thảo, đều bị đem bán đấu giá.
Trong số những tác phẩm lớn của ông phải kể đến các bản giao hưởng như Giao hưởng Anh hùng ca, Giao hưởng định mệnh, Giao hưởng Số 9, Giao hưởng đồng quê, các tác phẩm cho dương cầm như như Fur Elise, các sonata như Pathétique, Moonlight…

Tác giả: Sưu tầm

Thể hiện:

Nguồn: youtube.com:

Đánh giá: 4 điểm/1 bình chọn

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Copyright © Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ. All rights reserved. 
ĐC: 188/35A Nguyễn Văn Cừ - Q.Ninh Kiều - Tp Cần Thơ. Điện thoại: 0292 3899.027
Chịu trách nhiệm: T.S Trần Văn Nam - Phụ trách kỹ thuật: Nguyễn Minh Hoàn
Phụ trách nội dung: Lưu Ngọc Hiền - Phụ trách đồ họa: Bùi Thị Thanh Tâm - Logo: Đông Phương
Phụ trách hình ảnh: Trần Đức Thông - Và toàn thể cán bộ, giáo viên Trường
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi