Chuẩn đầu ra Khoa Âm nhạc và Múa (2015-2016)

Thứ ba - 06/09/2016 05:55
NGÀNH ĐÀO TẠO: THANH NHẠC
 
I. Giới thiệu ngành đào tạo:
- Trình độ đào tạo: Trung cấp chính quy
- Tên ngành: Thanh nhạc
- Mã ngành: 03
- Đối tượng: Học sinh tốt nghiệp THCS, có năng khiếu về âm nhạc, giọng hát tốt, sức khỏe tốt.
- Thời gian đào tạo: 3 năm
II. Chương trình đào tạo: Gồm 86 học phần, 209 đơn vị học trình
- Học phần các môn Văn hóa phổ thông: Học hết lớp 12 theo chương trình khung của TC chuyên nghiệp
- Học phần các môn chung: Hướng dẫn học sinh có lập trường tư tưởng vững vàng, yêu Tổ quốc, hết mình phục vụ nhân dân, nâng cao trình độ ngoại ngữ, công nghệ thông tin, tiếp thu những kiến thức cơ bản, mở rộng những tri thức mới trong ngành nghề.
- Học phần các môn cơ sở: Mỗi học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản về âm nhạc, thực hành tốt bài tập, có tư duy khi thực hành tác phẩm. Tin học âm nhạc ghi chép nhạc theo chương trình Encore.
- Học phần chuyên môn: Mỗi học sinh được hướng dẫn các tác phẩm ca khúc Việt Nam và nước ngoài. Các thể loại Conconer, Romance, Aria đơn giản. Thực hiện tốt vị trí âm thanh, hơi, cao độ, tiết tấu, sắc thái và kỹ năng biểu diễn qua các môn  Hợp ca, Hợp xướng, Thanh nhạc, kỹ thuật biểu diễn.
III. Những công việc chính học sinh tốt nghiệp có thể làm được:
-  Mục tiêu: Hiểu biết, thưởng thức nghệ thuật và hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật
-  Khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp:
+ Có khả năng đi sâu vào chuyên ngành biểu diễn (diễn viên đơn ca, tốp ca, hợp xướng) các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp.
+ Làm công tác phong trào văn nghệ (diễn viên, tuyên truyền viên) tại các trung tâm văn hóa cấp huyện, tỉnh, thành phố.
+ Dàn dựng các chương trình hội thi, hội diễn văn nghệ không chuyên cho các ban ngành. Dàn dựng tiết mục đơn ca, tốp ca trong các chương trình biểu diễn các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp.
- Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
+ Có đủ năng lực và trình độ học tiếp các chương trình cao đẳng, đại học và sau đại học chuyên ngành thanh nhạc.
+ Có khả năng học tập các lớp bồi dưỡng chuyên sâu về nghiên cứu lý luận âm nhạc, sư phạm âm nhạc, sư phạm chuyên ngành thanh nhạc.
IV. Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi khác của học sinh tốt nghiệp:
- Kiến thức:
+ Nắm được những kiến thức âm nhạc cơ bản một cách hệ thống, cập nhật những kiến thức mới, thiết thực  trong chuyên ngành qua các học phần đào tạo học sinh trung cấp chuyên ngành Thanh nhạc.
+ Có những hiểu biết nhất định về các loại hình nghệ thuật.
+ Hiểu biết nhất định về chính trị, triết học Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Trang bị một số kiến thức ngoại ngữ về viết văn bản, giao tiếp, thuật ngữ chuyên ngành âm nhạc. Tin học cơ bản, tin học âm nhạc ghi chép nhạc và Microsotf Office Powrpoint.
- Kỹ năng:
+ Rèn luyện kỹ năng về chuyên môn thanh nhạc.
+ Có khả năng tiếp thu, tư duy, sáng tạo những kiến thức âm nhạc cơ bản, chuyên ngành thanh nhạc bằng phương pháp tích cực nghe, nhìn và thực hành sân khấu.
+ Thực hành chuyên môn được trao dồi qua nghệ thuật biểu diễn, phương pháp dàn dựng tiết mục.
- Thái độ và hành vi khác:
+ Có ý thức trách nhiệm và đạo đức cao với nghề nghiệp
+ Tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân mẫu mực.
+ Vận dụng tốt tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong học tập, rèn luyện và công tác.
NGÀNH ĐÀO TẠO: NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG
I. Giới thiệu ngành đào tạo:
- Trình độ đào tạo: Trung cấp chính quy
- Tên ngành: Nhạc cụ truyền thống
- Mã ngành: 05
- Đối tượng: Học sinh tốt nghiệp THCS, có năng khiếu về âm nhạc, nhạc cảm tốt, sức khỏe tốt.
- Thời gian đào tạo: 3 năm
II. Chương trình đào tạo: Gồm 82 học phần, 205 đơn vị học trình
- Học phần các môn Văn hóa phổ thông: Học hết lớp 12 theo chương trình khung của TC chuyên nghiệp
- Học phần các môn chung: Hướng dẫn học sinh có lập trường tư tưởng vững vàng, yêu Tổ quốc, hết mình phục vụ nhân dân, nâng cao trình độ ngoại ngữ, công nghệ thông tin, tiếp thu những kiến thức cơ bản, mở rộng những tri thức mới trong ngành nghề.
- Học phần các môn cơ sở: Mỗi học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản về âm nhạc, thực hành tốt bài tập, có tư duy khi thực hành tác phẩm. Tin học âm nhạc ghi chép nhạc theo chương trình Encore.
- Học phần chuyên môn: Mỗi học sinh được hướng dẫn bài luyện ngón. Tác phẩm khí nhạc viết cho nhạc cụ. Tác phẩm ca khúc chuyển thể cho nhạc cụ. Một số tác phẩm làn điệu dân ca. Những bài bản nhạc chèo, nhạc cải lương. Thực hiện các tác phẩm đạt yêu cầu chính xác về cao độ, tiết tấu, sắc thái và kỹ năng biểu diễn qua các môn học hòa tấu, chuyên môn nhạc cụ 1, nhạc cụ 2.
III. Những công việc chính học sinh tốt nghiệp có thể làm được:
-  Mục tiêu: Hiểu biết, thưởng thức nghệ thuật và hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật
-  Khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp:
+ Có khả năng đi sâu vào chuyên ngành biểu diễn (Nhạc công ban nhạc, diễn viên độc tấu) các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp.
+ Làm công tác phong trào văn nghệ (diễn viên, nhạc công) tại các trung tâm văn hóa cấp huyện, tỉnh, thành phố.
+ Dàn dựng các chương trình hội thi, hội diễn văn nghệ không chuyên các ban ngành. Dàn dựng tiết mục độc tấu, hòa tấu trong các chương trình biểu diễn các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp.
- Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
+ Có đủ năng lực và trình độ học tiếp các chương trình cao đẳng, đại học và sau đại học chuyên ngành nhạc cụ truyền thống.
+ Có khả năng học tập các lớp bồi dưỡng chuyên sâu về nghiên cứu lý luận âm nhạc, sư phạm âm nhạc, sư phạm chuyên ngành nhạc cụ truyền thống.
IV. Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi khác của học sinh tốt nghiệp:
- Kiến thức:
+ Nắm vững những kiến thức âm nhạc cơ bản một cách hệ thống, cập nhật những kiến thức mới, thiết thực trong chuyên ngành qua các học phần đào tạo học sinh trung cấp nhạc cụ truyền thống.
+ Có những hiểu biết nhất định về các loại hình nghệ thuật.
+ Hiểu biết nhất định về chính trị, triết học Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Trang bị một số kiến thức ngoại ngữ về viết văn bản, giao tiếp, thuật ngữ chuyên ngành âm nhạc. Tin học cơ bản, tin học âm nhạc ghi chép nhạc và Microsotf Office Powrpoint.
- Kỹ năng:
+ Rèn luyện kỹ năng về chuyên môn nhạc cụ truyền thống.
+ Có khả năng tiếp thu, tư duy, sáng tạo những kiến thức âm nhạcchuyên ngành thanh nhạc bằng những phương pháp tích cực qua nghe, nhìn, và thực hành sân khấu.
+ Thực hành chuyên môn được thể hiện qua nghệ thuật biểu diễn và phương pháp dàn dựng tiết mục.
- Thái độ và hành vi khác:
+ Có ý thức trách nhiệm và đạo đức cao với nghề nghiệp
+ Tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân mẫu mực.
+ Vận dụng tốt tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong học tập, rèn luyện và công tác.

NGÀNH ĐÀO TẠO: NHẠC CỤ PHƯƠNG TÂY
 
I. Giới thiệu ngành đào tạo:
- Trình độ đào tạo: Trung cấp chính quy
- Tên ngành: Nhạc cụ phương tây
- Mã ngành: 06
- Đối tượng: Học sinh tốt nghiệp THCS, có năng khiếu về âm nhạc, nhạc cảm tốt, sức khỏe tốt.
- Thời gian đào tạo: 3 năm
II. Chương trình đào tạo: Gồm 77 học phần, 197 đơn vị học trình
- Học phần các môn Văn hóa phổ thông: Học hết lớp 12 theo chương trình khung của TC chuyên nghiệp
- Học phần các môn chung: Hướng dẫn học sinh có lập trường tư tưởng vững vàng, yêu Tổ quốc, hết mình phục vụ nhân dân, nâng cao trình độ ngoại ngữ, công nghệ thông tin, tiếp thu những kiến thức cơ bản, mở rộng những tri thức mới trong ngành nghề.
- Học phần các môn cơ sở: Mỗi học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản về âm nhạc, thực hành tốt bài tập, có tư duy khi thực hành tác phẩm âm nhạc. Tin học âm nhạc ghi chép nhạc theo chương trình Encore.
- Học phần chuyên môn: Mỗi học sinh được hướng dẫn bài luyện ngón. Tác phẩm khí nhạc nước ngoài và Việt Nam viết cho nhạc cụ. Tác phẩm ca khúc chuyển thể cho nhạc cụ. Thực hiện các tác phẩm đạt yêu cầu chính xác về cao độ, tiết tấu, sắc thái và kỹ năng biểu diễn qua các môn học hòa tấu, chuyên môn nhạc cụ.
III. Những công việc chính học sinh tốt nghiệp có thể làm được:
-  Mục tiêu: Hiểu biết, thưởng thức nghệ thuật và hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật
-  Khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp:
+ Có khả năng đi sâu vào chuyên ngành biểu diễn (Nhạc công ban nhạc, diễn viên độc tấu) các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp.
+ Làm công tác phong trào văn nghệ (diễn viên, nhạc công) tại các trung tâm văn hóa cấp huyện, tỉnh, thành phố.
+ Dàn dựng các chương trình hội thi, hội diễn văn nghệ không chuyên các ban ngành. Dàn dựng tiết mục độc tấu, hòa tấu trong các chương trình biểu diễn các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp.
- Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
+ Có đủ năng lực và trình độ học tiếp các chương trình cao đẳng, đại học và sau đại học chuyên ngành nhạc cụ phương tây.
+ Có khả năng học tập các lớp bồi dưỡng chuyên sâu về nghiên cứu lý luận âm nhạc, sư phạm âm nhạc, sư phạm chuyên ngành nhạc cụ phương tây.
IV. Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi khác của học sinh tốt nghiệp:
- Kiến thức:
+ Nắm vững những kiến thức âm nhạc cơ bản một cách hệ thống, cập nhật những kiến thức mới, thiết thực trong chuyên ngành qua các học phần đào tạo học sinh trung cấp nhạc cụ phương tây.
+ Có những hiểu biết nhất định về các loại hình nghệ thuật.
+ Hiểu biết nhất định về chính trị, triết học Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Trang bị một số kiến thức ngoại ngữ về viết văn bản, giao tiếp, thuật ngữ chuyên ngành âm nhạc. Tin học cơ bản, tin học âm nhạc ghi chép nhạc và Microsotf Office Powrpoint.
- Kỹ năng:
+ Rèn luyện kỹ năng về chuyên môn nhạc cụ phương tây.
+ Có khả năng tiếp thu, tư duy, sáng tạo những kiến thức âm nhạc cơ bản, chuyên ngành thanh nhạc bằng phương pháp tích cực nghe, nhìn và thực hành sân khấu.
+ Thực hành chuyên môn được trao dồi qua nghệ thuật biểu diễn, phương pháp dàn dựng tiết mục.
- Thái độ và hành vi khác:
+ Có ý thức trách nhiệm và đạo đức cao với nghề nghiệp
+ Tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân mẫu mực.
+ Vận dụng tốt tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong học tập, rèn luyện và công tác.

NGÀNH ĐÀO TẠO: SÁNG TÁC ÂM NHẠC
 
I. Giới thiệu ngành đào tạo:
- Trình độ đào tạo: Trung cấp chính quy
- Tên ngành: Sáng tác âm nhạc
- Mã ngành: 04
- Đối tượng: Học sinh tốt nghiệp THPT, có năng khiếu. tư duy về âm nhạc, sức khỏe tốt.
- Thời gian đào tạo: 3 năm
II. Chương trình đào tạo: Gồm 77 học phần, 133 đơn vị học trình
- Học phần các môn chung: Hướng dẫn học sinh có lập trường tư tưởng vững vàng, yêu Tổ quốc, hết mình phục vụ nhân dân, nâng cao trình độ ngoại ngữ, công nghệ thông tin, tiếp thu những kiến thức cơ bản, mở rộng những tri thức mới trong ngành nghề.
- Học phần các môn cơ sở: Mỗi học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản về âm nhạc, thực hành tốt bài tập, có tư duy khi thực hành tác phẩm âm nhạc. Tin học âm nhạc ghi chép nhạc theo chương trình Encore, Overture – Cakewalk và Sona.
- Học phần chuyên môn: Mỗi học sinh được hướng dẫn kỹ năng, tư duy sáng tác ca khúc, khí nhạc. Các thể loại 1 đoạn đơn, 2 đoạn đơn, 3 đoạn đơn, Prelude, biến tấu, Rondo, Sonate, 3 đoạn phức.
III. Những công việc chính học sinh tốt nghiệp có thể làm được:
-  Mục tiêu: Hiểu biết, thưởng thức nghệ thuật và hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật
-  Khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp:
+ Có khả năng đi sâu vào chuyên Sáng tác ca khúc, khí nhạc.
+ Làm công tác phong trào văn nghệ tại các trung tâm văn hóa cấp huyện, tỉnh, thành phố.
+ Dàn dựng, phối khí cho các tiết mục hội thi, hội diễn không chuyên và chuyên nghiệp.
+ Làm công tác biên tập, chỉ đạo nghệ thuật trong các chương trình biểu diễn của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp.
- Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
+ Có đủ năng lực và trình độ học tiếp các chương trình cao đẳng, đại học và sau đại học chuyên ngành nhạc cụ phương tây.
+ Có khả năng học tập các lớp bồi dưỡng chuyên sâu về nghiên cứu lý luận âm nhạc, sư phạm âm nhạc, sư phạm chuyên ngành sáng tác âm nhạc.
IV. Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi khác của học sinh tốt nghiệp:
- Kiến thức:
+ Nắm được những kiến thức âm nhạc cơ bản một cách hệ thống, cập nhật những kiến thức mới của chuyên ngành. Tìm hiểu và nâng cao trình độ chuyên môn về sáng tác của bậc trung cấp.
+ Có những hiểu biết nhất định về các loại hình nghệ thuật.
+ Hiểu biết nhất định về chính trị, triết học Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Trang bị một số kiến thức ngoại ngữ về viết văn bản, giao tiếp, thuật ngữ chuyên ngành âm nhạc. Tin học cơ bản, tin học âm nhạc ghi chép nhạc và Microsotf Office Powrpoint.
- Kỹ năng:
+ Rèn luyện kỹ năng về chuyên ngành sáng tác âm nhạc.
+ Có khả năng tiếp thu, tìm hiểu, tư duy và sáng tạo các tác phẩm sáng tác bằng những phương pháp tích cực, thông qua các phương tiện thu phát âm, biểu diễn sân khấu và thông tin đại chúng.
- Thái độ và hành vi khác:
+ Có ý thức trách nhiệm và đạo đức cao với nghề nghiệp
+ Tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân mẫu mực.
+ Vận dụng tốt tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong học tập, rèn luyện và công tác.

NGÀNH ĐÀO TẠO: SƯ PHẠM ÂM NHẠC
 
I. Giới thiệu ngành đào tạo:
- Trình độ đào tạo: Trung cấp chính quy
- Tên ngành: Sư phạm âm nhạc
- Mã ngành: 10
- Đối tượng: Học sinh hoàn thành chương trình văn hóa THPT, có năng khiếu về âm nhạc, sức khỏe tốt.
- Thời gian đào tạo: 2 năm
II. Chương trình đào tạo: Gồm 41 học phần, 141 đơn vị học trình
- Học phần các môn chung: Hướng dẫn học sinh có lập trường tư tưởng vững vàng, yêu Tổ quốc, hết mình phục vụ nhân dân, nâng cao trình độ ngoại ngữ, công nghệ thông tin, tiếp thu những kiến thức cơ bản, mở rộng những tri thức mới trong ngành nghề.
- Học phần các môn cơ sở: Tìm hiểu, học tập, nghiên cứu về tâm lý, phương pháp giáo dục và giảng dạy âm nhạc.
- Học phần chuyên môn: Mỗi học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản về âm nhạc, thực hành tốt bài tập, có tư duy khi thực hành tác phẩm âm nhạc. Tin học âm nhạc ghi chép nhạc theo chương trình Encore,
III. Những công việc chính học sinh tốt nghiệp có thể làm được:
-  Mục tiêu: Hiểu biết, thưởng thức nghệ thuật, hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật và giảng dạy môn âm nhạc các trường tiểu học.
-  Khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp:
+ Có khả năng đi sâu vào hoạt động nghệ thuật và giảng dạy môn âm nhạc.
+ Làm công tác phong trào văn nghệ và giảng dạy âm nhạc tại các trường tiểu học.
+ Dàn dựng, các tiết mục hội thi, hội diễn không chuyên.
- Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
+ Có đủ năng lực và trình độ học tiếp các chương trình cao đẳng, đại học và sau đại học chuyên ngành sư phạm âm nhạc.
+ Có khả năng học tập các lớp bồi dưỡng chuyên sâu về nghiên cứu lý luận âm nhạc, sư phạm âm nhạc.
IV. Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi khác của học sinh tốt nghiệp:
- Kiến thức:
+ Nắm được những kiến thức âm nhạc cơ bản một cách hệ thống, cập nhật những kiến thức mới, thiết thực về phương pháp sư phạm âm nhạc. Tìm hiểu và nâng cao trình độ  sư phạm âm nhạc bậc trung cấp.
+ Có những hiểu biết nhất định về các loại hình nghệ thuật.
+ Hiểu biết nhất định về chính trị, triết học Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Trang bị một số kiến thức ngoại ngữ về viết văn bản, giao tiếp, thuật ngữ chuyên ngành âm nhạc. Tin học cơ bản, tin học âm nhạc ghi chép nhạc và Microsotf Office Powrpoint.
- Kỹ năng:
+ Rèn luyện kỹ năng về sư phạm âm nhạc.
+ Có khả năng tiếp thu, tìm hiểu, tư duy và sáng tạo các phương pháp sư phạm tích cực, thông qua các môn học, các đợt kiến tập, thực tập tại các trường tiểu học.
+ Vận dụng tốt những kiến thức cơ bản, tư duy, sáng tạo những kiến thức mới, kết hợp công nghệ thông tin, thực hành tốt giáo án điện tử kết hợp âm thanh tác phẩm âm nhạc.
- Thái độ và hành vi khác:
+ Có ý thức trách nhiệm và đạo đức cao với nghề nghiệp
+ Tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân mẫu mực.
+ Vận dụng tốt tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong học tập, rèn luyện và công tác.

NGÀNH ĐÀO TẠO: NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN MÚA 
DÂN GIAN – DÂN TỘC
 
I. Giới thiệu ngành đào tạo:
- Trình độ đào tạo: Trung cấp chính quy
- Tên ngành: Nghệ thuật biểu diễn múa dân gian – dân tộc
- Mã ngành: 08
- Đối tượng: Học sinh tốt nghiệp THCS, có năng khiếu múa, nhạc cảm tốt, sức khỏe tốt.
- Thời gian đào tạo: 3 năm
II. Chương trình đào tạo: Gồm 67 học phần, 248 đơn vị học trình
- Học phần các môn Văn hóa phổ thông: Học hết lớp 12 theo chương trình khung của TC chuyên nghiệp
- Học phần các môn chung: Hướng dẫn học sinh có lập trường tư tưởng vững vàng, yêu Tổ quốc, hết mình phục vụ nhân dân, nâng cao trình độ ngoại ngữ, công nghệ thông tin, tiếp thu những kiến thức cơ bản, mở rộng những tri thức mới trong ngành nghề.
- Học phần các môn cơ sở: Mỗi học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản về âm nhạc múa, thực hành, phân tích âm nhạc múa và tìm hiểu quá trình phát triển nghệ thuật múa.
- Học phần chuyên môn: Mỗi học sinh thực hiện tốt các động tác cơ bản múa dân gian, múa Balle, múa tính cách, múa truyền thống, để từ đó phân tích, nghiên cứu, tư duy, kết hợp hình thành các tiết mục múa phù hợp với nội dung tác phẩm múa.
III. Những công việc chính học sinh tốt nghiệp có thể làm được:
-  Mục tiêu: Hiểu biết, thưởng thức nghệ thuật và hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật
-  Khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp:
+ Có khả năng đi sâu vào chuyên ngành biểu diễn các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp.
+ Làm công tác phong trào văn nghệ tại các trung tâm văn hóa cấp huyện, tỉnh, thành phố.
+ Dàn dựng các chương trình hội thi, hội diễn văn nghệ không chuyên các ban ngành. Dàn dựng tiết mục múa trong các chương trình biểu diễn các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp.
- Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
+ Có đủ năng lực và trình độ học tiếp các chương trình cao đẳng, đại học và sau đại học chuyên ngành múa.
+ Có khả năng học tập các lớp bồi dưỡng chuyên sâu về nghiên cứu lý luận múa, biên đạo múa, huấn luyện múa.
IV. Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi khác của học sinh tốt nghiệp:
- Kiến thức:
+ Nắm vững những kiến thức âm nhạc cơ bản một cách hệ thống, cập nhật những kiến thức mới, thiết thực trong chuyên ngành qua các học phần đào tạo học sinh trung cấp diễn viên múa.
+ Có những hiểu biết nhất định về các loại hình nghệ thuật.
+ Hiểu biết nhất định về chính trị, triết học Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Trang bị một số kiến thức ngoại ngữ về viết văn bản, giao tiếp. Tin học cơ bản.
- Kỹ năng:
+ Rèn luyện kỹ năng về chuyên môn múa.
+ Có khả năng tiếp thu, tư duy, sáng tạo kỹ thuật biểu diễn sân khấu và dàn dựng tiết mục chuyên ngành múa.
+ Thực hành chuyên môn múa được thể hiện qua nghệ thuật biểu diễn và truyền đạt.
+ Vận dụng tốt tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong học tập, rèn luyện và công tác.
- Thái độ và hành vi khác:
+ Có ý thức trách nhiệm và đạo đức cao với nghề nghiệp
+ Tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân mẫu mực.

   TẢI FILE TẠI ĐÂY
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Copyright © Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ. All rights reserved. 
ĐC: 188/35A Nguyễn Văn Cừ - Q.Ninh Kiều - Tp Cần Thơ. Điện thoại: 0292 3899.027
Chịu trách nhiệm: T.S Trần Văn Nam - Phụ trách kỹ thuật: Nguyễn Minh Hoàn
Phụ trách nội dung: Lưu Ngọc Hiền - Phụ trách đồ họa: Bùi Thị Thanh Tâm - Logo: Đông Phương
Phụ trách hình ảnh: Trần Đức Thông - Và toàn thể cán bộ, giáo viên Trường
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi