TƯỞNG NHỚ NGƯỜI THẦY, GIÁO SƯ, CỐ NHẠC SĨ LƯU HỮU PHƯỚC

Thứ năm - 23/07/2020 01:10
           Nói đến những bản hùng ca của cố nhạc sĩ Lưu Hữu Phước mà không nhớ đến bài hát “Hội nghị Diên Hồng” là thiếu sót. Ông sáng tác "Hội nghị Diên Hồng" vào mùa hè năm 1944, nhằm đề cao tinh thần đoàn kết một lòng chống giặc ngoại xâm.
TƯỞNG NHỚ NGƯỜI THẦY, GIÁO SƯ, CỐ NHẠC SĨ LƯU HỮU PHƯỚC
      Tám mươi năm Bài hát “Bạch Đằng Giang” được cố nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sáng tác vào năm 1940. Lời bài hát có sự tham gia của cụ Mai Văn Bộ (nguyên Đại sứ nước CHXHCN Việt Nam tại Pháp). Tinh thần yêu nước xả thân vì tổ quốc càng thôi thúc, giục giã với lời nhạc: “Hồn nước vẫn sống với trời non nước". Ngoài bài hát “Bạch Đằng Giang”, cố nhạc sĩ Lưu Hữu Phước còn sáng tác bản thiên anh hùng ca “Ải Chi Lăng” nhiều năm qua đã trở thành bài dạy và bài học lịch sử cho lớp lớp thế hệ thanh niên Việt Nam.
      Nói đến những bản hùng ca của cố nhạc sĩ Lưu Hữu Phước mà không nhớ đến bài hát “Hội nghị Diên Hồng” là thiếu sót. Ông sáng tác “Hội nghị Diên Hồng" vào mùa hè năm 1944, nhằm đề cao tinh thần đoàn kết một lòng chống giặc ngoại xâm. Bài hát như lời hiệu triệu kêu gọi toàn dân đoàn kết để tập hợp sức mạnh chống giặc ngoại xâm: “Toàn dân nghe chăng. Sơn hà nguy biến. Hận thù đằng đằng…Toàn dân Tiên Long sơn hà nguy biến. Nào người hào hùng. Nên hòa hay chiến?”. Tiếp theo tiếng loa là hành khúc của các bô lão: “Ôi Thăng Long, khói kinh kỳ phơi phới…Đi phen này, lòng mong tâu đến long nhan. Dòng Lạc Hồng xin thề liều thân, liều thân”. Khí phách anh hùng của cả dân tộc được toàn dân, toàn quân nhất tề, đồng lòng: “Trước nhục nước nên, hòa hay nên chiến? Quyết chiến! Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh? Hy sinh! Thề liều thân cho sông núi. Muôn năm lừng uy”. Trong Hội nghị Diên Hồng, cố nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã ghi lại truyền thống đoàn kết, đại đoàn kết dân tộc chống giặc ngoại xâm.
        Tưởng nhớ người thầy, Giáo sư, cố nhạc sĩ Lưu Hữu Phước không chỉ để tri ân những đóng góp lớn lao của ông cho nền âm nhạc dân tộc mà còn nguyện lưu truyền những bài hát lịch sử hào hùng, những bản anh hùng ca đầy tâm huyết, đầy sức mạnh của lòng yêu nước. Thế hệ chúng ta hát mãi những ca khúc của cố nhạc sĩ Lưu Hữu Phước để giữ mãi sức mạnh đoàn kết dân tộc.
          Sự nghiệp âm nhạc
            Lưu Hữu Phước được xem là một trong những nhạc sĩ đầu đàn, một tài năng lớn của nền âm nhạc Việt Nam, đại diện cho phái âm nhạc Nam Bộ trong thời điểm khởi đầu của nền tân nhạc. Ông là một tên tuổi lớn trong nền âm nhạc cách mạng Việt Nam, một danh nhân văn hóa Việt Nam; là một trong những người đầu tiên sử dụng rất thành công thể loại hành khúc – một thể loại từ âm nhạc phương Tây. Ông đã trở thành tác giả của những chính ca xuất sắc, có tầm tư tưởng lớn, giá trị nghệ thuật rất cao và có giá trị lịch sử. Ông là tác giả Quốc ca của cả hai chính thể đối lập nhau là Việt Nam Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.
          Ông sáng tác cho thiếu nhi rất nhiều bài hát có giá trị lớn, nổi tiếng một thời, đến nay vẫn là chuẩn mực cho thể loại ca khúc thiếu nhi: "Thiếu nhi thế giới liên hoan", "Reo vang bình minh",...
Danh hiệu, tôn vinh
          Với đóng góp vào nền âm nhạc Việt Nam ông đã được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng nhiều huân chương, huy chương, trong đó có Huân chương độc lập hạng nhất (1987), giải về văn học nghệ thuật đợt 1 (1996). Đầu năm 1975, được phong học hàm Giáo sư và Viện sĩ thông tấn của Viện Hàn lâm Nghệ thuật CHDC Đức.
Thành phố Cần Thơ một công viên tại Quận Ninh Kiều mang tên Lưu Hữu Phước có diện tích là 20.055 m².
      Một trường Trung học Phổ thông tại Quận Ô Môn  Thành phố Cần Thơ mang tên Trường Trung học Phổ thông Lưu Hữu Phước.
       Tên của ông được đặt tên cho một con phố ở Hà Nội nằm trong khu đô thị Mỹ Đình II. Phố Lưu Hữu Phước dài 490m, rộng 17,5m, từ đường Lê Đức Thọ đến đường Nguyễn Cơ Thạch , thuộc phường Mỹ Đình 2 quận Nam Từ Liêm Hà Nội.
            Kể từ ngày 07/10/2016, đường Lưu Hữu Phước được kéo dài sang phía bên kia đường Nguyễn Cơ Thạch, qua các trường Lê Quý Đôn, Việt Úc và khu chung cư An Lạc.
 

Tác giả: Lan Hương - Sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Copyright © Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ. All rights reserved. 
ĐC: 188/35A Nguyễn Văn Cừ - Q.Ninh Kiều - Tp Cần Thơ. Điện thoại: 0292 3899.027
Chịu trách nhiệm: T.S Trần Văn Nam - Phụ trách kỹ thuật: Nguyễn Minh Hoàn
Phụ trách nội dung: Lưu Ngọc Hiền - Phụ trách đồ họa: Bùi Thị Thanh Tâm - Logo: Đông Phương
Phụ trách hình ảnh: Trần Đức Thông - Và toàn thể cán bộ, giáo viên Trường
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi