Thời gian đào tạo: 03 năm (cho cả hệ Trung cấp và Cao đẳng chính qui các ngành)
01 năm (liên thông trung cấp lên Cao đẳng)
Diễn viên Kịch – Điện ảnh
Kiến thức & Kỹ năng
- Nắm vững các kiến thức chuyên ngành đáp ứng được nhu cầu biểu diễn trong lĩnh vực Kịch nói, Điện ảnh – Truyền hình.
- Độc lập sáng tạo vai diễn trên sân khấu, phim Điện ảnh – Truyền hình.
- Có khả năng biên kịch kịch bản kịch nói, kịch bản phim.
Sinh viên Đoàn Thị Ánh Nguyệt, Lớp CĐ DV Kịch – Điện ảnh trong buổi thi Diễn xuất trước ống kính
Vị trí việc làm sau tốt nghiệp
Buổi báo cáo học kỳ môn Kỹ thuật biểu diễn Lớp Diễn viên Kịch – Điện ảnh K14
- Biểu diễn tại các sân khấu chuyên nghiệp.
- Đóng phim truyền hình, phim điện ảnh.
- Tham gia một số hoạt động khác trong lĩnh vực điện ảnh và truyền hình như dẫn chương trình, lồng tiếng cho phim,...
- Tổ chức hoạt động tại nhà văn hóa địa phương.
- Hướng dẫn nghệ thuật kịch nói cho các sân khấu quần chúng.
- Biên tập các chương trình sân khấu của đài phát thanh và truyền hình.
- Làm việc tại các đơn vị truyền thông và tổ chức sự kiện.
-
- Diễn viên Sân khấu Kịch hát ( Diễn viên Cải lương)
Kiến thức & Kỹ năng
- Có đủ các kiến thức chuyên môn đáp ứng nhu cầu biểu diễn trong lĩnh vực nghệ thuật Cải lương và hiểu được những kiến thức cơ bản của các loại hình nghệ thuật truyền thống nước nhà.
- Độc lập sáng tạo vai diễn trên sân khấu.
- Viết bài ca cổ, kịch bản cho sân khấu.
Buổi thi học kỳ lớp Diễn viên Cải lương – khoa Sân khấu
Vị trí việc làm sau tốt nghiệp
- Biểu diễn tại các sân khấu Cải lương chuyên nghiệp.
- Tham gia một số hoạt động khác trong lĩnh vực kịch nói, điện ảnh và truyền hình như dẫn chương trình, lồng tiếng cho phim,...
- Tổ chức hoạt động tại nhà văn hóa địa phương.
- Hướng dẫn nghệ thuật ca - kịch cho các sân khấu quần chúng.
- Biên tập các chương trình sân khấu của đài phát thanh và truyền hình.
- Làm việc tại các đơn vị truyền thông và tổ chức sự kiện.
Tiết mục Trình thức vũ đạo Sơn Tinh – Thủy Tinh tham gia Hội diễn Toàn quốc năm 2019
do Tổng cục giáo dục nghề nghiệp tổ chức.
Nhạc công kịch hát dân tộc (Nhạc công Cải lương)
Kiến thức & Kỹ năng
- Nắm vững các kiến thức về âm nhạc truyền thống, Cải lương. Nắm vững các môn lý thuyết âm nhạc tổng hợp.
- Nắm vững kỹ thuật cơ bản về biểu diễn nhạc cụ.
- Có thể thực hiện đệm đàn cho sân khấu Cải lương, Đàn ca tài tử.
Các sinh viên Lớp Nhạc công Cải lương tham dự Liên hoan ĐCTT TP Cần Thơ
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Làm việc tại các đoàn nghệ thuật hoặc trung tâm văn hóa của tỉnh hoặc có thể tiếp tục học tập ở các bậc học cao hơn.
Một buổi học chuyên ngành Lớp Nhạc công Cải lương – khoa Sân khấu
*** Các hoạt động ngoại khóa – Thực tập nghề nghiệp khi học tập tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ
- Tham gia các hoạt động Văn hóa – Văn nghệ do nhà trường tổ chức.
- Tham gia các Hội thi – Hội diễn trong khu vực và toàn quốc.
Dàn nhạc công Cải lương Trường CĐ VHNT Cần Thơ tham dự Festival ĐCTT năm 2012
- Tiếp xúc và chia sẻ kinh nghiệm với các Diễn viên, nghệ sĩ nổi tiếng nhằm giao lưu học hỏi về lĩnh vực chuyên môn.
- Thực tập tại các cơ sở hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp.
- Thực hành biểu diễn thường xuyên qua các Câu lạc bộ Sân khấu, nhóm làm phim, Đài truyền hình….
- Tham gia, cộng tác với các dự án phim Truyền hình, Điện ảnh TP Cần Thơ và TP HCM.
- Được tạo điều kiện học tập nâng cao ở bậc cao hơn.
Liên hệ tư vấn trực tiếp:
(Thầy) Trần Bảng – Phó Trưởng khoa SK (0939. 031071)
(Thầy) Nguyễn Thanh Bình - Giáo viên (0904. 555.101)