Sách phù hợp với giáo viên và học sinh các chuyên ngành Sân khấu, Cải lương, diễn viên Kịch – Điện ảnh.
Tác giả: Mịch Quang, sách được đặt tại thư viện mã số đăng ký: SK.000260
Sân khấu truyền thống Việt Nam ra đời rất sớm trên cơ sở nền văn hóa của người Việt cổ và chịu sự chi phối của triết học phương Đông, ảnh hưởng nghệ thuật cổ Ấn Độ, Trung Quốc. Sân khấu truyền thống cũng có người gọi là “ca kịch dân tộc” bao gồm: tuồng (hát bội), chèo, cải lương, bài chòi, ca Huế, ví dặm. Đã gọi là kịch hát có nghĩa là kịch có hát tức phải có âm nhạc. Âm nhạc đóng vai trò rất quan trọng trong sân khấu truyền thống.
Âm nhạc của sân khấu truyền thống Việt Nam theo nguyên tắc co giãn, linh hoạt nhằm phục vụ cho hát và diễn xuất của diễn viên để tạo ra sức hấp dẫn khán giả. Khi diễn viên cần diễn tả tâm trạng đau khổ của nhân vật, cần hát dài ra hoặc ngắn lại, âm nhạc cũng phải co giãn theo diễn viên trên sân khấu.
Các kỹ thuật “thủ đoạn” của âm nhạc dành cho người nghệ sĩ sân khấu đã được tác giả Mịch Quang giới thiệu qua tác phẩm “Âm nhạc và Sân khấu dân tộc”. Quyển sách này, Mịch Quang đã khắc họa những kỹ thuật kết hợp giữa âm nhạc và sân khấu qua 2 loại ngôn ngữ văn học và động tác để tạo nên sự sức hút tinh tế cho tác phẩm sân khấu.