Mọi dân tộc, mọi quốc gia trên thế giới đều có những phong tục riêng của mình. Với năm mươi tư dân tộc anh em, các phong tục trên dải đất hình chữ S của chúng ta thật vô cùng đa dạng và phongg phú. Trong đó, nhiều dân tộc có những phong tục lạ được chắt lọc, đúc kết từ cuộc sống, lao động, sản xuất, chiến đấu,… mang bản sắc riêng rất độc đáo và thú vị.
Tục ăn tết, tục sinh nở, phong tục cưới hỏi, tang chay, tục cúng cơm,…. của các dân tộc Ba Na, Mông, Ê Đê, Rục…. Chúng ta đã hiểu nó như thế nào?
Xã hội ngày càng tiến lên thì các phong tục cũng sẽ biến đổi theo cho phù họp với cuộc sống hiện tại. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, nhiều phong tục ngày nay đã mất hẳn trong đời sống và chỉ còn tồn tại trên sách vở. Để bảo tồn vốn di sản văn hóa phi vật thể quý giá này của dân tộc, đã có nhiều công trình nghiên cứu, khảo sát, sưu tầm, biên soạn về phong tục rất đồ sộ của các nhà nghiên cứu văn hóa.
“Bách khoa phong tục lạ Việt Nam” được Đỗ Huyền biên tập nhằm giúp bạn đọc hiểu thêm về cách suy nghĩ, ứng xử, lý giải rất thú vị và thậm chí, rất đơn sơ về những sự vật, sự việc việc, hiện tượng xảy ra trong cuộc sống của các dân tộc người cư trú trên đất Việt xưa và nay.
Tất cả những phong tục “lạ” của các dân tộc Việt Nam đã được trình bài một cách cụ thể trong “Bách khoa phong tục lạ Việt Nam”.
Mời bạn đọc đến tìm hiểu quyển sách này tại thư viện với Mã số VH.001088, sách phù hợp cho sinh viên các chuyên ngành văn hóa.