ĐÔI DÒNG SUY NGẪM VỀ “CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐÀO TẠO” THEO LỜI DẠY HỒ CHÍ MINH

Thứ hai - 30/03/2020 04:52

ĐÔI DÒNG SUY NGẪM VỀ “CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐÀO TẠO”  THEO LỜI DẠY HỒ CHÍ MINH

Chúng ta vẫn thừa nhận rằng, cả “chân lí” vẫn có thể thay đổi theo thời gian. Vậy nên những kiến thức, phương pháp trong giáo dục đào tạo vẫn sẽ phải thay đổi, vận động tích cực hơn, phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội. Ngày nay không thiếu những điều kiện để học tập và rèn luyện, vấn đề là ta có tự giác và chủ động xem các yếu tố đó làm điều kiện thuận lợi để vận động hay không? Đều nằm trong suy nghĩ và tầm tay ta cả!
     
   
        Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, trong những nhiệm vụ cấp bách cần giải quyết ngay mà Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày đó là vấn đề tiêu trừ “nạn dốt”. Theo Bác nạn mù chữ của nhân dân ta được coi là một thứ giặc nguy hại không kém gì giặc ngoại xâm trong thời kỳ đầu xây dựng đất nước. Ngày nay, trong giai đoạn phát triển và hội nhập, nhất là trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, nếu mỗi giáo viên không tiếp tục học tập, rèn luyện, tiếp thu những kiến thức mới, kinh nghiệm mới, phương pháp mới theo sự vận động, phát triển của xã hội
thì ắt hẳn rằng: “Cái dốt” vẫn đang ngự trị trong những tư tưởng bảo thủ và chấp nhận “đứng yên”.

         Chúng ta vẫn thừa nhận rằng, cả “chân lí” vẫn có thể thay đổi theo thời gian. Vậy nên những kiến thức, phương pháp trong giáo dục đào tạo vẫn sẽ phải thay đổi, vận động tích cực hơn, phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội. Ngày nay không thiếu những điều kiện để học tập và rèn luyện, vấn đề là ta có tự giác và chủ động xem các yếu tố đó làm điều kiện thuận lợi để vận động hay không? Đều nằm trong suy nghĩ và tầm tay ta cả!
         Ví như ta đang sống và làm việc trong thời đại mà Công nghệ thông tin, các phương tiện truyền thông phát triển đa dạng, rầm rộ và đó chính là điều kiện làm cơ sở để ta dễ dàng tiếp cận, học tập bổ sung cho vốn kiến thức bản thân ngày thêm phong phú.
         Bác Hồ từng căn dặn mọi người: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ. Cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân. Lênin khuyên chúng ta: Học, học nữa, học mãi. Mỗi người đều phải ghi nhớ và thực hành điều đó”. Dĩ nhiên, mỗi giáo viên chúng ta phải ý thức sâu sắc điều này hơn ai cả.
          Bác chỉ ra rằng nền giáo dục mới và nhà trường mới phải thực hiện hoạt động dạy và học theo mục tiêu: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ; học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại; học để sửa chữa tư tưởng; học để tu dưỡng đạo đức cách mạng; học để tin tưởng và học để hành”.
          Khi ý thức được tầm quan trọng của việc học trở thành “nhận thức tư tưởng” trong mỗi giáo viên thì sự truyền đạt trong công tác sư phạm sẽ trở nên vững chắc và tạo được niềm tin của học sinh, sinh viên đối với thầy, cô giáo về tấm gương học tập.
Và khí nói về nhiệm vụ và nội dung dạy học thì Bác dạy: “Trong công tác dạy học, người thầy giáo chẳng những phải cung cấp tri thức, phát triển năng lực nhận thức, mở mang trí tuệ cho người học, mà còn phải hết sức chú ý bồi dưỡng, giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức cho họ, tức là giáo dục toàn diện”.
          Mới thấy rằng! Vai trò, nhiệm vụ của thầy cô giáo hết sức thiêng liêng nhưng cũng rất khó khăn và thử thách. Người thầy không chỉ phải liên tục cập nhật những kiến thức phù hợp thời đại mà phải còn là một tấm gương sáng cả về đức lẫn tài. Bác chỉ rõ trách nhiệm của người thầy giáo, cô giáo: “Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hóa, chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức ... Cho nên thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu”.
          Theo Bác! Đức là đạo đức cách mạng.
Đạo đức Cách mạng: Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng. Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân. Luôn luôn dùng tự phê bình và phê bình để nâng cao tư tưởng và cải tiến công tác và cùng đồng chí mình tiến bộ. Đó là cái gốc, rất là quan trọng. Nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng.
          Giáo dục trong lĩnh vực nghệ thuật còn khó gấp bội phần!
          Mỗi cái “tôi” trong nghệ thuật thường có những ưu điểm về tư duy đánh giá, so sánh, nhận thức vấn đề, có cả sự nhạy bén, dễ rung cảm, xao động trước những hiện trạng của xã hội để rồi thực hiện chức năng cảm hóa, giáo dục con người bằng con đường nghệ thuật. Do vậy sự đòi hỏi của người học các ngành nghệ thuật về tri thức, về một tấm gương đạo đức để “bắt chước” cũng cao hơn. Bắt chước là đặc tính đặc biệt của người làm nghệ thuật. Vì vậy, hãy để cho đời sau thể hiện đặc tính này với những điều trong sáng, tốt đẹp nhất. Hãy để cho mỗi người thầy luôn tự hào về sự nghiệp mà mình đang đeo đuổi: Ngành nghề cao quý và thiêng liêng!


 (Tài liệu tham khảo: Tạp chí Xây Dựng Đảng)
 

Tác giả:  Nguyễn Thanh Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Copyright © Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ. All rights reserved. 
ĐC: 188/35A Nguyễn Văn Cừ - Q.Ninh Kiều - Tp Cần Thơ. Điện thoại: 0292 3899.027
Chịu trách nhiệm: T.S Trần Văn Nam - Phụ trách kỹ thuật: Nguyễn Minh Hoàn
Phụ trách nội dung: Lưu Ngọc Hiền - Phụ trách đồ họa: Bùi Thị Thanh Tâm - Logo: Đông Phương
Phụ trách hình ảnh: Trần Đức Thông - Và toàn thể cán bộ, giáo viên Trường
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi