Viện sĩ - Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước

Thứ ba - 06/09/2016 04:54
Viện sĩ - Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sinh ngày 12 tháng 9 năm 1921 xã Thới Thạnh, huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ. Mất ngày 8 tháng 6 năm 1989 tại TP Hồ Chí Minh. Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Chống Mỹ ông còn có bút hiệu Huỳnh Minh Siêng và Long Hưng.

Tháng 3 năm 1945 nhạc sĩ thoát ly gia đình tham gia hoạt động cách mạng. Năm 1969 đến năm 1976 Bộ trưởng Bộ Văn Hóa Thông Tin của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam. Năm 1976 đến năm 1986 Chủ nhiệm Uỷ Ban Văn hóa Giáo dục của Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Ông được tặng thưởng nhiều huân chương kháng chiến chống mỹ. Năm 1987 được tặng thưởng huân chương Độc lập hạng nhất.

Công tác nghệ thuật: 
- Vụ phó Vụ Nghệ thuật
- Vụ trưởng Vụ Âm nhạc và Múa
- Viện sĩ Thông tấn, Chủ tịch hội đồng Âm nhạc Quốc gia.
- Chủ tịch hội đồng Quốc Gia xét tặng danh hiệu nghệ sĩ Nhân dân và Ưu tú
- Viện sĩ Thông tấn ngành Âm nhạc do Viện Hàn lâm Nghệ thuật Cộng hòa dân chủ Đức bầu.

Các thể loại sáng tác và nghiên cứu của nhạc sĩ:
- 5 tác phẩm ca kịch cho thiếu nhi
- 3 tác phẩm ca kịch, hợp xướng cho người lớn.
- 4 tác phẩm nhạc không lời, nhạc phim
- 6 tác phẩm nhạc múa
- 144 tác phẩm ca khúc
- 18 công trình nghiên cứu âm nhạc cấp quốc gia

Ca khúc của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là những bài hát lịch sử kêu gọi khởi nghĩa với chủ đề nội dung yêu đất nước, con người Việt Nam. Âm nhạc của ông như một vũ khí đấu tranh mang tính chiến đấu, tính quần chúng, tính kiên định. Chính vì vậy, mỗi ca khúc của nhạc sĩ là một “ bó đuốc sáng trên những cột mốc lịch sử” của cách mạng Việt Nam.

Giai điệu những bài hát thể hiện sự tươi trẻ trong sáng, hồn nhiên với khí phách hào hùng của cả một thế hệ làm nên lịch sử như bài hát “Tiếng gọi thanh niên, Lên đàng, Đoàn quân du kích, Reo vang bình minh, Giải phóng miền Nam, Xuống đường, Tiến về Sài Gòn…” Chất hùng ca là thế mạnh trong ca khúc của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, nhưng không vì thế mà giai điệu ca khúc của ông thiếu đi chất trữ tình bài hát “ Tình Bác sáng đời ta, Ca ngợi Hồ Chủ Tịch, Hồn tử sĩ…” với những nốt nhạc thâm trầm, ngân vang kỳ diệu, làm cho mỗi chúng ta có một cảm giác xúc động, bồi hồi, sâu lắng.

Có thể nói ca khúc của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là những bản anh hùng ca, thể hiện tâm hồn, tình cảm, ý chí và nguyện vọng của thanh niên. Những tác phẩm nghệ thuật nói chung, những ca khúc của nhạc sĩ nói riêng đã và đang là những ca khúc bất hủ, lưu truyền với thời gian. Mãi mãi là ngọn lửa hun đúc tình cảm cách mạng tiếp bước cha ông, tiếp thêm ý chí và lòng dũng cảm cho thanh niên mỗi thời đại.

Viện sĩ - Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước  là con người đầy lòng nhân ái, thiết tha yêu quê hương đất nước, sinh ra và lớn lên trên quê hương Cần Thơ, một miền đất sông nước hữu tình và sản sinh và hội tụ bao người con trung kiên, bất khuất như Bùi Hữu Nghĩa, Phan Văn Trị, Nguyễn Việt Hồng. Nhiều danh nhân yêu nước Nguyễn Trọng Quyền, Châu Văn Liêm và những tài năng âm nhạc như nhạc sĩ Trần Kiết Tường, Đắc Nhẫn, Triều Dâng… Cả cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn liền với bao nỗi thăng trầm, vinh quang của Tổ Quốc, những tác phẩm của ông góp phần cổ vũ, động viên nhân dân ta vùng lên đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

Tác giả: Sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Copyright © Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ. All rights reserved. 
ĐC: 188/35A Nguyễn Văn Cừ - Q.Ninh Kiều - Tp Cần Thơ. Điện thoại: 0292 3899.027
Chịu trách nhiệm: T.S Trần Văn Nam - Phụ trách kỹ thuật: Nguyễn Minh Hoàn
Phụ trách nội dung: Lưu Ngọc Hiền - Phụ trách đồ họa: Bùi Thị Thanh Tâm - Logo: Đông Phương
Phụ trách hình ảnh: Trần Đức Thông - Và toàn thể cán bộ, giáo viên Trường
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi